Bài gốc của Brett và Kate McKay
“Lễ Phục sinh thực tế không phải là chúng ta sẽ sống một cuộc sống mới hoàn toàn sau khi chết – đó cũng chẳng phải là điều tuyệt vời – mà là chúng ta sẽ đổi mới bản thân mình luôn và ngay trong hiện tại, bằng sức mạnh của sự tái sinh; điều đó cũng không hẳn là chúng ta sẽ được sống mãi mãi, mà là chúng ta sẽ sống cao thượng ở hiện tại vì chúng ta muốn sống mãi mãi.”
~ Phillips Brooks
Câu trích dẫn trên là của một giáo sĩ ở thế kỷ 19, người có niềm tin rằng cuộc sống vĩnh hằng có thể được phát triển và gia tăng sức mạnh cho cuộc sống trần tục, cho thêm mục đích và ý niệm về sự tuyệt diệu của việc nhận thức bản thân cũng như số mệnh của mỗi người.
Brooks là một người theo Thiên Chúa giáo, nhưng góc nhìn của ông khi nói câu trên thì mỉa mai thay lại theo xu hướng của triết học Nietzsche.
Một trong những nền tảng cơ bản của triết học Friedrich Nietzsche là ý tưởng về “sự trở lại vĩnh hằng”, theo đó ông cho rằng con người hãy tưởng tượng mình đang sống một cuộc sống vĩnh cửu, và hiện tại đang trải nghiệm nó, lặp đi lặp lại một cách vô tận. Ông tin rằng nếu con người có thể được quyết định lại những điều đã làm hoặc sống lại những cảm xúc đã qua hàng bao nhiêu lần cũng được, thì con người sẽ nghiêm túc hơn với từng giây từng phút mình đang sống. Họ sẽ nói “Có” nhiều hơn với mọi chuyện của cuộc sống. Và họ sẽ nhận ra rằng “Sống chính là tận hưởng trọn vẹn từng giây phút của Hiện tại.”
Theo tư tưởng của Nietzsche, sự hữu hạn tuyến tính của cái chết là một thứ gì đó khá ngớ ngẩn, và ông chỉ trích Thiên Chúa giáo vì đã cố gắng chạy trốn khỏi thực tại – cùng với ý niệm rằng thực tại đã trôi qua là không thể quay ngược lại – bằng cách nhìn về tương lai hay mơ tưởng về một thứ gọi là thiên đường. Tuy nhiên, niềm tin của thần học lại chẳng liên quan gì đến thái độ “từ chối cuộc sống” cả; thực tế, nếu vĩnh hằng thật sự xảy ra và sau đó lại đưa bạn về với vô tận, thì bạn cũng chẳng cần phải chờ đợi vĩnh hằng để làm gì; bạn đang sống trong nó ngay lúc này rồi mà. Như Thánh Augustine đã dạy, “Ngày hôm nay chính là vĩnh hằng.”
Mặc cho một người theo tôn giáo nào hay có tư tưởng triết lý ra sao, dù tiếp cận với khía cạnh của Nietzsche hay Kinh Thánh hay gì đi nữa, thì mỗi người cũng đều có thể mang lại lợi ích cho tâm hồn với niềm tin như thế này, sử dụng nó để sống trọn vẹn hơn, dũng cảm hơn và cao thượng hơn: vĩnh hằng chính là ở hiện tại.